Theo quan điểm của nhiều Doanh nhân, việc chuyển đổi số dường như chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn. Bởi theo suy nghĩ thông thường, doanh nghiệp nhỏ chắc không cần chuyển đổi số. Ngoài ra, chuyển đổi số sẽ rất khó khăn, tốn kém.v.v…Với muôn vàng lý do và sau đó thì các doanh nghiệp này quên luôn vấn đề chuyển đổi số. Đến lúc quy mô kinh doanh mở rộng, quản lý doanh nghiệp khó khăn thì quay lại tìm cách chuyển đổi số để có thể quản lý hiệu quả hơn. Nhưng lúc này, cũng với câu hỏi tương tự, chuyển đổi số bây giờ có chậm lắm không? Sử dụng đơn vị nào hay công cụ nào để chuyển đổi số hiệu quả…? Đó là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta điều gặp phải. Trả lời cho vấn đề này, trước hết hãy tìm hiểu:
1. Lợi ích của chuyển đổi số [1]
Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp và tăng năng suất làm việc của người lao động: Nhờ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cấp lãnh đạo có thể hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào nhờ hệ thống theo dõi và báo cáo tự động. Nhờ đó, tất cả thông tin và số liệu về công việc đều được thể hiện rõ ràng, minh bạch, chính xác và nhanh chóng. Những số liệu này giúp ích cho lãnh đạo rất nhiều trong quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược quản trị. Trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối ưu năng suất lao động của đội ngũ nhân viên. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp cải thiện và nâng cao năng suất làm việc của người lao động nhờ giảm thiểu được những công việc thủ công, tốn nhiều thời gian. Nhờ vậy, nhân sự của doanh nghiệp có thể tập trung nhiều hơn vào chuyên môn và tăng hiệu quả công việc.
Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu cho doanh nghiệp: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể vận hành mọi lúc, mọi nơi. Nếu như trước đây, nhân viên khó có thể làm việc tại nhà hay xử lý những việc phát sinh ngoài giờ do không có tài liệu, máy móc tại chỗ. Hiện nay, chúng ta đã có thể làm việc tại nhà với chỉ một chiếc máy tính hoặc điện thoại, nhờ đó, nhân sự doanh nghiệp có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi. Việc tăng năng suất lao động giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian để cải tiến dịch vụ khách hàng. Việc tăng năng suất làm rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi để nhận được một sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, việc áp dụng chuyển đổi số làm tăng năng suất cũng giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ rõ rệt hơn. Theo đó, kết quả của việc giảm thiểu chi phí vận hành, tự động hóa quy trình… là sẽ góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Khó khăn khi các doanh nghiệp siêu nhỏ triển khai chuyển đổi số
Trên thực tế, việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm bởi nhiều thách thức. Những thách thức lớn nhất là doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về chuyển đổi số, họ cho rằng chuyển đổi số tốn nhiều chi phí, lo lắng về vấn đề thiếu nhân lực công nghệ, lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin nội bộ, bí mật kinh doanh… đặc biệt là, doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định hướng đi, lộ trình cụ thể để chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ đủ khả năng chi trả cho sản xuất cơ bản, còn đầu tư lớn cho chuyển đổi số thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được ngay, bởi các vấn đề chi phí, tư vấn, định giá, giải pháp thực hiện…
3. Giải pháp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ chuyển đổi số thành công theo phương pháp của FioreCIS
Đối với dự án tư vấn doanh nghiệp FioreCIS, với lộ trình phát triển doanh nghiệp trong vòng 7 năm với 03 giai đoạn cụ thể:
- Giai đoạn 1 (Trải nghiệm) với thời gian từ 3-6 tháng: Trong giai đoạn này doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ ràng, cặn kẽ về chuyển đổi số. Sau đó bàn bạc với các chuyên gia xây dựng lộ trình chuyển đổi số, chuyển đổi phần nào trước, phần nào sau, thời gian bao lâu và chọn đơn vị nào cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
- Giai đoạn 2 (Tăng tốc) với thời gian 2 năm tiếp theo: Trong giai đoạn này doanh nghiệp phát triển vượt bậc, lúc này doanh nghiệp tập trung vào khâu sản xuất và bán hàng hay mở rộng thị trường. Đây cũng là lúc doanh nghiệp cần chuyển đổi số ở khâu hệ thống hoá quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời ứng dụng quy trình quản lý bán hàng sao cho hiệu quả nhất…
- Giai đoạn 3 (Phát triển bền vững) 5 năm tiếp theo: Đây là lúc doanh nghiệp dần đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Cũng là lúc áp dụng chuyển đổi số cho toàn bộ doanh nghiệp.
Với cách xây dựng lộ trình chuyển đổi số bài bản, chuyên nghiệp, điều này mang lại rất nhiều ưu điểm giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công bởi: Người chủ doanh nghiệp hình dung được toàn kế hoạch lộ trình và thời gian, cũng như ước tính được chi phí cho việc chuyển đổi số. Nhân viên thì có thời gian thích ứng và thẩm thấu việc chuyển đổi số từ đó việc chuyển đổi số không còn là áp lực và khó khăn nữa. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có đủ thời gian điều chỉnh, cải tiến, kiểm soát toàn bộ quy trình chuyển đổi số.
[1] https://tapchitoaan.vn/chuyen-doi-so-tai-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-xu-the-tat-yeu-va-su-can-thiet7831.html